[Giải thích cặn kẽ! ]Về các điểm chính khi nộp đơn và quy trình chuẩn bị hồ sơ xin Visa “Vợ, chồng hoặc Con của Nguời Nhật Bản”

記事更新日:

Nếu kết hôn với người Nhật Bản thì bạn có thể sinh sống tại Nhật bằng cách có Tư Cách Lưu Trú Vợ/Chồng của người Nhật. Nhưng Tư Cách Visa này trên thực tế điều tra gần đây thì hiện tượng Kết Hôn Giả gia tăng nên việc xét duyệt nghiêm khắc hơn rất nhiều. Ngay cả khi đó là một cuộc hôn nhân không vấn đề gì nhưng trường hợp bị đánh trượt vẫn có thể xảy ra. Và ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới những điểm chính của lộ trình khi làm thủ tục xin Visa Vợ/Chồng của người Nhật 「日本人の配偶者等」.

Về Tư Cách Lưu Trú (Visa) Vợ/Chồng của người Nhật

Kết hôn với người Nhật hoặc là con lai của người Nhật thì đều có thể sinh sống tại Nhật Bản thông qua tư cách lưu trú người Phụ thuộc「日本人の配偶者等」.Tư cách lưu trú là giấy tờ bắt buộc phải có của người Nước Ngoài khi sinh sống tại Nhật. Trước tiên hãy tìm hiểu Tư Cách Lưu Trú「日本人の配偶者等」là gì.

Người có thể xin Visa 「日本人の配偶者等

Việc thành viên gia đình được gọi sang Nhật Bản với tư cách là người phụ thuộc (vợ/chồng) là điều đương nhiên, người phụ thuộc của Người Nhật được kí hiệu trong【等】bao gồm cả con cái. Tóm lại, những thành viên được gọi bởi Visa “vợ/chồng Nhật Bản” sẽ có các vấn đề dưới đây.

Người có thể xin tư cách lưu trú Phụ Thuộc Người Nhật 「日本人の配偶者等」
・Vợ / chồng: vợ, chồng, con ruột, con nuôi

Chi tiết hơn,nếu người nước ngoài mà bạn muốn gọi là chồng/vợ của bạn, anh ấy/cô ấy phải là vợ / chồng (vợ hoặc chồng) hiện đang trong mối quan hệ hôn nhân. Nói cách khác trường hợp đang trong giai đoạn đính hôn, đã mất hoặc đã ly hôn thì không đủ điều kiện. Ngoài ra, nếu người nước ngoài bạn muốn mời là một đứa trẻ, đứa trẻ phải là một đứa trẻ sinh ra từ một công dân Nhật Bản hoặc một đứa trẻ được nhận nuôi đặc biệt của một công dân Nhật Bản (những đứa trẻ được nhận nuôi bình thường không đủ điều kiện).

Tình trạng hôn nhân giữa vợ và chồng phải được thiết lập theo luật pháp của cả 2 đất nước. Ví dụ, nếu độ tuổi kết hôn ở Nhật là 18 tuổi trở lên nhưng ở nước ngoài là 20 tuổi trở lên, thì theo Luật pháp của 1 nước không đủ điều kiện nên cuộc hôn nhân đó không có hiệu lực.

Nếu bạn đang cư trú tại Nhật Bản, bạn không nhất thiết phải thay đổi tình trạng cư trú của mình.

Trường hợp bạn cư trú tại Nhật Bản với tư cách khác (ví dụ: “Công Nghệ/Nhân văn tri thức/Nghiệp Vụ Quốc tế”(「技術・人文知識・国際業務」), bạn không bắt buộc phải thay đổi ngay tình trạng cư trú của mình thành “Vợ / chồng hoặc Con của Quốc tịch Nhật Bản”「日本人の配偶者等」

Đây là một trong những câu hỏi và trả lời được ghi trên Cục Xuất Nhập Cảnh

「Tôi mang tư cách lưu trú “Công nghệ/Nhân văn tri thức/Nghiệp Vụ Quốc tế”, thời hạn còn khoảng 1 năm, tôi có dự định sắp kết hôn với người Nhật thì tôi có phải làm thủ tục Chuyển Đổi Visa hay không?」

Nếu không có thay đổi trong công việc của bạn ở Nhật Bản và bạn tiếp tục làm cùng một công việc, bạn có thể giữ nguyên tình trạng Visa hiện tại của mình là “Công nghệ-Nhân Văn Tri Thức -Nghiệp vụ quốc tế”, và sau khi kết hôn với người Nhật có thể thay đổi tình trạng cư trú sang Visa Phụ thuộc Người Nhật 「日本人の配偶者等 」. Trường hợp sau khi được cấp tư cách lưu trú Phụ Thuộc thì sẽ không có hạn chế nào đối với công việc (loại công việc) nữa.

出入国在留管理庁「出入国審査・在留審査Q&A」Q33より

Như đã nói ở trên, nếu bạn không có thay đổi về nội dung công việc, thì không nhất thiết phải thay đổi thành Visa Phụ Thuộc Người Nhật 「日本人の配偶者等」. Bạn có thể thay đổi vào thời điểm Gia Hạn Visa tiếp theo hoặc có thể thay đổi ngay hoặc thay đổi thời hạn Visa hiện tại mà không gặp vấn đề gì. ( Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng Cục Xuất Nhập Cảnh có thể họ đề nghị thay đổi.)

Visa「 Vợ/chồng của người Nhật 」Có thể làm việc tự do tại Nhật Bản

Như đã đề cập trong phần Hỏi & Đáp ở đoạn trước, không có hạn chế nào đối với công việc (loại công việc) của người có Visa “vợ / chồng Nhật Bản”. Nói cách khác, bạn có thể tự do bắt đầu kinh doanh,làm việc bán thời gian hay ngay cả những công việc trước đây khi có Visa Lao Động không được phép làm (ví dụ: có Visa “Công Nghệ, Tri Thức Nhân Văn, Nghiệp Vụ quốc tế thì không thể làm công việc dây chuyền nhà máy”). Bạn có thể làm việc tự do giống như người Nhật.
Ngoài ra, đó là tình trạng cư trú có thể được duy trì miễn là mối quan hệ hôn nhân không có vấn đề gì, ngay cả bạn không đi làm cũng được.

Những điểm lưu ý khi xin Visa 「日本人の配偶者等」

Visa「 Vợ/Chồng Người Nhật 」 có khuynh hướng được xét duyệt một cách tỉ, đặc biệt những điểm dưới đây,

・Cuộc hôn nhân đó là hợp pháp
・Cuộc sống Hôn nhân là giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau khi sống cùng nhau.

Người nộp đơn phải báo cáo những điểm này trong các tài liệu đính kèm với đơn đăng ký.

Điểm ① Cuộc Hôn Nhân là Xác Thực

「 Vợ/Chồng Người Nhật日本人の配偶者等」phải là mối quan hệ hôn nhân thật sự. Hôn Nhân không thật là cuộc hôn nhân chỉ vì Visa, Thực tế không có mối quan hệ vợ chồng và được gọi là Kết Hôn Giả, có trường hợp thực chất ở tình trạng ly hôn nhưng chỉ vì Visa nên vẫn tiếp tục mối quan hệ hôn nhân. So với Visa Lao Động thì Visa「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」là tình trạng cư trú có nhiều quyền lợi và không hạn chế về công việc, và được dễ dàng khi xin Vĩnh trú hay Đổi Quốc Tịch. Chính vì lý do này, rất dễ bị lạm dụng nên Cục Xuất Nhập Cảnh đặc biệt chú ý tới vấn đề 「 Kết Hôn Giả 」. Vì những lý do trên, trong đơn xin Visa「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」 bạn phải viết chi tiết cách bạn gặp nhau, quá trình mối quan hệ và quá trình kết hôn, để khẳng định rằng đó là một “cuộc hôn nhân thực sự”. Có thể bạn sẽ xấu hổ nhưng nếu không phải là Cuộc hôn nhân giả thì sẽ cần điền khá nhiều thông tin chi tiết. Trong một số trường hợp, ngoài nội dung của “Bảng câu hỏi”, cần phải đính kèm nội dung khá riêng tư như lịch sử các cuộc điện thoại, chát và trao đổi e-mail.

Điểm ② Cuộc sống hôn nhân, sống cùng nhau và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Trong trường hợp tình trạng cư trú của 「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」, không có “yêu cầu thu nhập hàng năm” rõ ràng, nhưng cần phải chứng minh rằng bạn có thể sống một cuộc sống ổn định ở Nhật Bản. Về cơ bản, điều quan trọng là phải chứng minh rằng hai bạn có thể sống mà không phải chịu thâm hụt hàng tháng dựa trên thu nhập và tài sản của hai bạn. Cho dù thu nhập thuộc về người nước ngoài, người phối ngẫu (vợ hoặc chồng), hoặc cả hai (tổng cộng), miễn là thu nhập được dự kiến là đủ để sống.

Khi một cặp vợ chồng chuyển nơi làm việc sang Nhật Bản, cũng có trường hợp thất nghiệp tại thời điểm nhập cảnh.Nhưng sau đó bạn có một lời mời làm việc tại một công ty Nhật Bản và bạn có thể có mức thu nhập đủ thì không có vấn đề gì. Hoặc, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc sau khi đến Nhật Bản, bạn phải có khả năng giải thích chi phí sinh hoạt trong thời điểm hiện tại. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần giải thích về khoản tiết kiệm hoặc hỗ trợ từ người thân.

Khi đăng ký 「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」 bạn sẽ được yêu cầu nộp “giấy chứng nhận thuế” (「課税証明書”) hoặc “giấy chứng nhận thanh toán thuế” (「納税証明書」) cho thuế thị dân. Xin lưu ý rằng việc không nộp thuế có thể dẫn đến việc người nộp đơn bị đánh giá là không đủ khả năng tài chính để nộp thuế. Ngoài ra, “sống cùng nhau” là một trong những từ khóa của nhập cư như một điểm của quan hệ hôn nhân. Ngày nay, có nhiều cách khác nhau của vợ chồng, nhưng trong trường hợp cặp vợ chồng mới cưới, sẽ rất khó để xin Visa nếu bạn không “sống cùng nhau” trừ khi có những lý do rất chính đáng để làm như vậy.

Điểm ③ Chuẩn bị kĩ càng Tài liệu

Không giới hạn ở Visa「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」,về cơ bản việc điều tra tình trạng cư trú là “kiểm tra bằng văn bản”. Khi bạn nộp đơn, thì không được nghe giải thích tại quầy tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp bị trượt bạn có cơ hội được giải thích lý do nhưng thời điểm đó cho dù bạn có giải thích thì cũng không thể nhận được Visa. Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ cần nộp Giấy xin Visa và các tài liệu kèm theo một cách đầy đủ nhất. Trên trang web của Cục Nhập Cảnh có ghi danh sách các giấy tờ cần thiết nhưng là những nội dung tối thiểu phải có. Trong một số trường hợp cần thêm các loại giấy tờ khác nữa, nhưng đầu tiên điều quan trọng là phải thu thập đầy đủ giấy tờ có ghi trong danh sách.

Nắm bắt quy trình của thủ tục đăng ký

Khi nộp đơn xin Visa「Người Phụ Thuộc của Người Nhật」, hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng các yêu cầu và nộp đơn tại “Văn phòng xuất nhập cảnh” có thẩm quyền đối với khu vực bạn sinh sống sau khi chuẩn bị kĩ tài liệu.

Thủ tục bảo lãnh gia đình từ nước ngoài gọi là Đơn xin Giấy chứng nhận Tư Cách Lưu Trú(在留資格認定証明書交付申請)

Thủ tục mời một thành viên trong gia đình (vợ, chồng hoặc con cái) từ ngoài đến Nhật Bản được gọi là “Đơn xin Giấy chứng nhận Tư Cách Lưu Trú ” .Thủ tục này do người mời (Người Nhật Bản) đóng vai trò là người đại diện của họ để làm các thủ tục nộp lên Cục Xuất Nhập Cảnh.
Nếu cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài,thì người thân của Người Nhật Bản có thể đóng vai trò là người đại diện của họ để làm các thủ tục.

Thủ tục chuyển Đổi từ tư cách lưu trú khác sang Visa Phụ Thuộc 「日本人の配偶者等」 gọi là Đơn xin thay đổi Tư Cách lưu Trú (在留資格変更許可申請)

Trường hợp gia đình đang sinh sống tại Nhật Bản(vợ, chồng, con) muốn chuyển đổi sang Visa phụ thuộc thì sẽ tiến hành làm thủ tục Xin Thay Đổi Tư Cách Lưu Trú (「在留資格変更許可申請」). Thủ tục này sẽ được nộp lên Cục Xuất Nhập Cảnh nơi (Vợ/Chồng/Con) đang cư trú.

Những Tài Liệu Cần Thiết

Trường hợp vợ/chồng
・Đơn xin Xác Nhận Tư Cách Lưu Trú/Đơn xin thay đổi Tư Cách Lưu Trú(在留資格認定資格認定証明書交付申請書/在留資格変更許可申請書)
・Ảnh
・Sổ hộ khẩu gia đình ( Người Nhật)戸籍謄本
・Giấy đăng kí kết hôn của người nước ngoài từ cơ quan thẩm quyền nước sở tại結婚証明書
・Tài liệu chứng minh chi phí tại Nhật
・Giấy tờ tuỳ thân của người Nhật身元保証書
・Bản sao giấy Cư Trú bao gồm tất cả các thành viên 住民票
・Văn bản trình bày「質問書」
・Chứng minh mối quan hệ giữa hai vợ chồng lúc quen nhau( ảnh, cuộc điện thoại nhắn tin.
※Cụ thể xem tại đâyこちら
 ※ Ngoài những điều trên, cũng có thể phải nộp cả những tài liệu về tình trạng cư trú quá khứ hay giấy tờ giải thích về cuộc sống hôn    nhân. Nội dung ở trên là những giấy tờ tối thiểu cần có.
Trường hợp con cái
・Đơn xin Xác Nhận Tư Cách Lưu Trú/Đơn xin thay đổi Tư Cách Lưu Trú
・Ảnh
・Bản sao Sổ Hộ Khẩu của bố mẹ của người làm đơn(người Nhật) hoặc bản sao hộ khẩu đã được tách 戸籍謄本又は除籍謄本
・(Nếu bạn sinh ra ở Nhật Bản) 出生届受理証明書/認知届受理証明書
・(Nếu bạn sinh ra ở nước ngoài)cần giấy khai sinh出生証明書/認知に係る証明書
・(Trong trường hợp nhận con nuôi đặc biệt) Giấy chứng nhận chấp nhận thông báo nhận con nuôi đặc biệt特別養子縁組届出受理証明書
・Tài liệu chứng minh chi phí tại Nhật
・Giấy tờ tuỳ thân của bố mẹ( người Nhật) 身元保証書
※Cụ thể xem tại đâyこちら
※Ngoài những điều trên, cũng có thể phải nộp cả những tài liệu về tình trạng cư trú quá khứ hay giấy tờ giải thích về cuộc sống hôn nhân. Nội dung ở trên là những giấy tờ tối thiểu cần có.

Đơn nộp lên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh

Về cơ bản, đơn xin được nộp lên văn phòng nhập cư có thẩm quyền ở nơi cư trú của người nộp đơn, hoặc văn phòng nhập cư có thẩm quyền đối với người nước ngoài tại địa phương.
 Nơi nộp đơn được qui định như dưới đây

Nguyên tắc】Qui Định Nơi Nộp Hồ Sơ
Đơn xin chứng nhận tư cách lưu trú【在留資格認定証明書交付申請】※Trường hợp công dân ở nước ngoài
 Nộp lên Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương hoặc nơi có thẩm quyền đối với việc cư trú của người đại diện làm đơn

【Đơn Chuyển đổi Tư Cách Lưu Trú hoặc Đơn gia hạn Visa】
Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh nơi cư trú địa phương
Cục Xuất Nhập Cảnh Địa PhươngThuộc Khu Vực tỉnh
Sapporo Immigration and Residence OfficeHokkaido
Sendai Immigration BureauMiyagi, Fukushima, Yamagata, Iwate, Akita, Aomori
Tokyo Immigration BureauTokyo, Kanagawa Prefecture (Yokohama Branch Office has jurisdiction), Saitama Prefecture, Chiba Prefecture, Ibaraki Prefecture, Tochigi Prefecture,
Gunma, Yamanashi, Nagano, Niigata
Nagoya Immigration BureauAichi, Mie, Shizuoka, Gifu, Fukui, Toyama, Ishikawa
Osaka Immigration BureauOsaka, Kyoto, Hyogo (Kobe Branch Office has jurisdiction), Nara, Shiga and Wakayama Prefectures
Hiroshima Immigration BureauHiroshima, Yamaguchi, Okayama, Tottori, Shimane
Fukuoka Immigration BureauFukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Kagoshima, Miyazaki Prefectures,
Okinawa Prefecture (Naha Branch Office has jurisdiction)

Nếu không có văn phòng chi nhánh nào gần đó, bạn cũng có thể đăng ký tại chi nhánh hoặc văn phòng chi nhánh gần nhất.
Tuy nhiên, tùy thuộc và từng chi nhánh mà đơn xin tình trạng cư trú có thể không được chấp nhận, vì vậy bạn cần phải xác nhận cẩn thận.

▶ Cục xuất nhập cảnh:管轄について

Ai là người nộp đơn

Trong trường hợp bảo lãnh cho người nước ngoài đang ở nước ngoài thì về cơ bản là người Nhật Bản -người làm đơn mời hoặc cũng có thể là người thân của người Nhật với tư cách là người đại diện.
Sẽ nộp hồ sơ tại Cục Xuất Nhập Cảnh địa phương của người bảo lãnh hoặc của khu vực người đại diện làm đơn đang sinh sống. Trường hợp người làm đơn là trẻ em dưới 16 tuổi thì người đại diện làm đơn có thể là Bố Mẹ. Trong cả hai trường hợp, một cặp vợ chồng có thể nhập cảnh cùng một lúc nếu các điều kiện được đáp ứng.

Ngoài ra, nếu có một “Người Trung gian”(取次者) có thể thay mặt người nộp đơn.Ví dụ về “Người Trung gian” là Người Quản Lý hành chính (行政書士) và luật sư (弁護士).

 ※ Bạn cũng có thể yêu cầu một Luật Sư hành chính làm hồ sơ cho bạn.

Chú ý Sau khi nhận được Visa và Thời hạn lưu trú.

Trường hợp có nhiều bạn từ các loại Visa khác lần đầu chuyển sang Visa Phụ Thuộc Người Nhật, hầu như thời hạn sẽ được 1 năm. Nhưng cũng có những trường hợp ghi nguyện vọng 5 năm và kết quả được 1 năm ,3 năm. Và thời hạn này có thể kéo dài khi chúng ta làm đơn Gia Hạn Visa「在留期間更新許可申請」 tại lần tiếp theo.
Chú ý để không bị qúa thời hạn Visa.

Tổng hợp

Trên đây chúng tôi đã giải thích về một số điểm cũng như hồ sơ khi xin Visa Phụ Thuộc Người Nhật 「日本人の配偶者等」. Visa này không phải cứ có gia đình là đương nhiên có thể gọi sang Nhật Bản. Hiện nay tỉ lệ Kết Hôn Giả ngày càng tăng nên vài năm gần đây việc điều tra trở nên rất gay gắt. Vì vậy hãy chuẩn bị hồ sơ một cách kĩ càng, chuẩn bị để bạn có thể sống ở Nhật Bản với gia đình càng sớm càng tốt.

【 Lời khuyên từ Luật sư hành chính】
Nhiều người muốn bắt đầu sống cùng gia đình ở Nhật Bản một cách nhanh chóng. Văn phòng của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong quá trình đăng ký một cách suôn sẻ và chắc chắn. Chúng tôi có thể xử lý cả trường hợp đang ở Nhật Bản và quốc tế, vì vậy vui lòng liên hệ với chúng tôi.

配偶者ビザや家族呼び寄せでお困りの方、ご相談ください

当事務所は、出入国在留管理庁(入管)に対する、国際結婚のサポートや海外在住者の招へいのための手続き、国内在留者の家族ビザへの変更の申請代行を行なっております。初回相談無料。

お問い合わせには1営業日以内に回答致します。

  • まずは、じっくりお話をお伺いさせていただきます。初回は基本無料ですので、お気軽にお問い合わせください。
  • ご相談はご来所もしくはZoom等を利用したビデオ会議システムで行います。
  • お問合せ時の注意点
メールでのお問い合わせ





    【ご確認ください】

    ページトップへ戻る